Không chỉ tới lúc EVN cắt điện luân phiên, cắt luôn cả loạt đèn đường khiến Hà Nội sau 18h30 cứ “tối thui”, thì người ta mới nói về năng lực quản trị của bộ máy lãnh đạo EVN.
Trước đó, ngay từ đầu hè, người ta lại nghe 2 bài ca than thở quen thuộc từ “nhà điện”.
Một là, “lượng điện sử dụng tăng vọt, khiến…” – nhưng những “ông EVN” quên rằng, một năm chỉ có một mùa hè, và họ đã có quá nhiều thời gian, nguồn lực và cả tài chính để dự đoán và ứng phó với điều đó.
Hai là bài ca tăng giá.
Và trước mọi sự chỉ trích, người ta lại nghe những trò bao biện đánh tráo khái niệm đầy quen thuộc:
“Ai chịu làm điện cho vùng sâu, vùng xa?”
Rồi thì cả “bài thơ gửi bố là thợ điện” (khổ nỗi, vấn đề của ngành điện không nằm ở vai trò của một cá nhân thợ điện nào cả!)…
Sự vô lí đến mức vô lối ấy đã được thể hiện khá rõ, trong lời bày tỏ của Đại biểu QH Lê Thanh Vân. Ông nói:
“Kinh tế khó khăn, người dân phải thắt lưng buộc bụng, nhiều hộ không dám sử dụng điện nhưng EVN vẫn đề xuất nâng giá điện. Lãnh đạo EVN có biết rằng, có biết bao người dân phải ăn cơm trong bóng tối, với nhiệt độ trong ngày là 42 độ và mồ hôi chảy ròng ròng vì thiếu điện không? Các vị nhập vai vào người dân trong điều kiện ấy bao giờ chưa?”.
“Cần thanh tra đặc biệt, kiểm toán đặc biệt, điều tra đặc biệt đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của EVN trong giai đoạn 10 năm gần đây, đặc biệt là việc thường xuyên báo lỗ, trong khi các công ty thành viên báo lãi”.
“Lò” đang nóng.
Không khí cũng vẫn hầm hập.
Có lí gì mà sự vô lối vẫn tồn tại bao nhiêu năm?
Tác giả: Trung Hiếu – Blog Vị Đời – vidoi.top